Bộ Tư pháp vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó có 17/44 điều được điều chỉnh. Một trong những điểm đáng chú ý là quy định về việc trở lại quốc tịch Việt Nam.
Theo dự thảo, mọi trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam, nếu có đơn xin trở lại, đều có thể được xem xét. Điều luật liên quan cũng được đổi tên thành “Điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam” để phù hợp với nội dung.
Một điểm thay đổi quan trọng là bỏ quy định yêu cầu người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Thay vào đó, Chính phủ sẽ quy định cụ thể các trường hợp có thể vừa giữ quốc tịch nước ngoài vừa trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng hai điều kiện:
Tuy nhiên, dự thảo cũng bổ sung quy định: công dân Việt Nam mang hai quốc tịch khi tham gia ứng cử, làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hay lực lượng vũ trang thì phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài và thường trú tại Việt Nam.
Để đảm bảo an ninh, Bộ Tư pháp cũng đề xuất giao Bộ Công an xác minh nhân thân đối với tất cả các hồ sơ xin nhập hoặc trở lại quốc tịch, kể cả những hồ sơ tiếp nhận từ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư, gắn bó với quê hương
Theo cơ quan soạn thảo, nhiều quốc gia hiện cho phép công dân có hai quốc tịch, nên ngày càng nhiều người Việt từng thôi quốc tịch để nhập tịch nước ngoài nay muốn trở lại quốc tịch Việt Nam. Nguyện vọng này cũng được cộng đồng kiều bào phản ánh với lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Tính đến tháng 3/2025, đã có 311 người được trở lại quốc tịch và 7.014 người được nhập quốc tịch Việt Nam. Trong đó, 60 người được giữ song tịch do có đóng góp đặc biệt cho đất nước.
Tuy nhiên, quy định hiện hành vẫn còn một số rào cản. Nhiều kiều bào mong muốn vừa giữ quốc tịch nước ngoài, vừa mang quốc tịch Việt Nam.
Dự thảo luật lần này nhằm tháo gỡ các vướng mắc đó, tạo môi trường thuận lợi hơn để kiều bào và người nước ngoài về nước đầu tư, làm việc, đồng thời góp phần phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Tập trung vào ba nội dung trọng tâm
Tại buổi làm việc với Cục Hành chính tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh ba nội dung chính của dự thảo:
Thứ trưởng cho rằng, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nhu cầu của kiều bào muốn gắn bó với quê hương là rất lớn. Có những người dù mang dòng máu Việt nhưng không có quốc tịch nên không thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với đất nước.
Ông khẳng định, việc sửa đổi lần này sẽ “cởi trói” về mặt pháp lý, tạo điều kiện thu hút nguồn lực từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài như chất xám, tài chính, công nghệ, nhân lực chất lượng cao…
Dù vậy, cũng có những thách thức như rủi ro an ninh, xung đột pháp lý, tranh chấp tài sản... Thứ trưởng nhấn mạnh rằng những rủi ro này có thể kiểm soát thông qua các cơ chế xét duyệt chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo vừa mở rộng cơ hội, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia.